Giường bệnh,ệnhviệnđôngnghẹtbệnhnhânhôhấxem phim sex nhật bản võng xếp chen chúc
Tại Khoa Hô hấp Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2, bệnh nhi rất đông, có nhiều giường nằm 2 em, võng xếp được bày ra giữa phòng, hành lang cũng kín, võng, chiếu được xếp san sát. Phía bên ngoài có bóng mát cũng được người nhà làm nơi đặt võng cho các bé nằm, mưa thì chạy vào.
"Con tôi bị viêm phổi, điều trị ở Đồng Nai 10 ngày nhưng không khỏi nên chuyển viện lên đây. Một giường 2 cháu, do vậy nhiều cháu được cha mẹ thuê võng hoặc mang võng vào nằm", chị Lan đang nuôi con bệnh tại BV Nhi đồng 2 cho biết. Tại phòng cấp cứu, phun khí dung, truyền thuốc của khoa hô hấp, bệnh nhi cũng nằm kín mít.
Khoa Nội tổng quát, BV Nhi đồng 2, tình trạng cũng tương tự, các hành lang lâu nay được cải tạo thành phòng bệnh kê giường, đặt võng, thậm chí gầm cầu thang cũng được tận dụng làm phòng cho các hộ lý.
Tại BV Nhi đồng 2, dịch vụ cho thuê võng cũng ăn nên làm ra. Ai không chịu được cảnh cho con nằm đôi thì thuê võng, số điện thoại có sẵn. Giá đặt cọc cho mỗi cái võng là 500.000 đồng, giá thuê mỗi ngày là 20.000 đồng; pin dự phòng giá thuê 10.000 đồng/ngày, đặt cọc 150.000 đồng.
Khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1, tình trạng nằm đôi, nằm hành lang cũng tương tự nhưng hầu hết là bệnh nhân (BN) nằm trên giường. "Hôm thứ sáu tuần trước, thấy con ho nên tôi đưa con đi khám ở phòng mạch tư, bác sĩ (BS) nói viêm tiểu phế quản. Về uống thuốc 1 ngày thì con bị dị ứng nên đưa vào BV Nhi đồng 1. BS nói con tôi viêm tiểu phế quản phải nhập viện theo dõi, tiêm thuốc", chị Hoa (ở Q.Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ. Dù là nằm giường ở hành lang nhưng con chị Hoa vẫn phải nằm đôi vì BN quá đông.
Nhiều biện pháp giải tỏa áp lực
BS CK2 Đặng Xuân Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 2, cho biết thời điểm này số bệnh hô hấp tương tự các năm trước, từ 200 - 300 ca nội trú và 10% BN nằm phòng cấp cứu của khoa hô hấp. BN có thể đông vào một thời điểm nào đó, nhưng không để dồn ứ, BV giải quyết xuất viện kể cả ngày chủ nhật. BV còn chuyển BN hô hấp qua các khoa nội, nội tổng hợp... Đặc biệt, khoa hô hấp lập phòng lọc bệnh tại phòng khám để hạn chế tình trạng nhập viện không cần thiết; những BN hô hấp nhẹ thay vì nhập viện thì chuyển qua khoa điều trị trong ngày. "Trong thời gian tới, nếu BN hô hấp có đông nữa thì BV cũng có giải pháp, đó là dành một số phòng của các khoa khác để chuyển BN qua điều trị và tăng cường nhân lực", BS Vinh nói.
Còn theo PGS-TS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi đồng 1, hiện BV có khoảng 300 BN hô hấp (10% BN nằm phòng cấp cứu) và chiếm khoảng 20% số ca nội trú. BN được giãn cách ra nhiều khoa ngoài khoa hô hấp; BV kê thêm giường cho BN nằm.
TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1, cho biết hằng năm bệnh hô hấp nhiều vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 8 - 10 và đầu tháng 11 là đỉnh cao. Nhưng năm nay đặc biệt bệnh diễn tiến kéo dài đến cuối tháng 11 và sang tháng 12 mới có thể giảm. Nguyên nhân có thể có sự trùng lắp giữa tác nhân gây bệnh hô hấp và tác nhân gây dịch bệnh khác như cúm.
"Có rất nhiều chủng vi rút gây bệnh hô hấp, vi rút cúm là một trong những chủng gây bệnh. Đặc biệt ở trẻ em thường gặp là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), vi rút này gây bệnh ở trẻ dưới 2 tuổi là bệnh viêm tiểu phế quản (chiếm 90%)", TS-BS Tuấn nói và khuyến cáo biện pháp phòng bệnh chính vẫn là rửa tay vì vi rút gây bệnh thường lây qua bàn tay nhiễm bẩn. Thứ đến là bảo vệ trẻ em tránh sự tác động của sự thay đổi thời tiết nắng, mưa. Tiêm chủng đầy đủ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước.
Trước tình hình bệnh nhi hô hấp nhiều, số ca bệnh ở các tỉnh đến TP.HCM chiếm từ 40 - 50%, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ giao ban vùng với các tỉnh miền Nam vào ngày 16.11 để bàn giải pháp. Ngành y tế TP chỉ đạo lấy mẫu tìm nguyên nhân gây bệnh hô hấp năm nay. Thông thường các tác nhân gây bệnh hô hấp những năm trước là vi rút Adeno, RSV, cúm…